Né những bài học cay đắng khi mở quán cafe

Mở quán cafe vẫn luôn là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhiều người. Tuy nhiên Mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Chi phí mở quán cafe? Kinh nghiệm mở quán cafe? Kinh doanh quán cafe có khó không? Luôn là những câu hỏi khó với những người mới bắt đầu. Vậy nên qua bài viết này hãy cùng Abit tìm hiểu 12 bước mở quán cafe cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu.

Nghiên cứu thị trường trước khi mở quán cafe

Nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị quan trọng
Nhiều người khi mở quán cafe thường bỏ qua bước nghiên cứu thị trường mà bắt đầu ngay với bước xây dựng ý tưởng kinh doanh quán cafe. Tuy nhiên, đây chính là lý do đầu tiên dẫn đến việc các quán cafe sau một thời gian mở cửa đều làm ăn thua lỗ và không có khách hàng. Như ông bà ta đã đúc kết “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, việc nghiên cứu thị trường luôn luôn là một bước không thể thiếu cho dù bạn kinh doanh cafe hay bất cứ thứ gì.

Về cơ bản, khi thăm dò, khảo sát thị trường, bạn cần phải trả lời được các câu hỏi dưới đây:

Về thị trường:

Đối thủ là ai?

Họ bán cái gì

Giá bao nhiêu?

Địa điểm bán hàng

Điểm mạnh điểm yếu của thị trường

Về khách hàng:

Khách hàng mục tiêu là ai?
Độ tuổi khách hàng mục tiêu
Nghề nghiệp chính của họ
Khả năng chi trả cho sản phẩm
Thói quen tiêu dùng

Bạn phải có kế hoạch nghiên cứu cụ thể từng bước, bước đầu tiên là gì, cần chuẩn bị những công cụ như thế nào? Khi hiểu thị trường mục tiêu, xác định được nhóm đối tượng khách hàng hướng đến, bạn sẽ lên được kế hoạch chi tiết để nhắm thẳng vào nhóm đối tượng đó. Ví dụ bạn kinh doanh cơm cafe nhạc, bạn phải xem khu bạn dự định mở giờ giấc của dân cư thế nào, có nhiều quán cafe cùng thể loại hay không? Hiểu thị trường cần gì bạn mới dễ dàng cung cấp đúng nhu cầu của họ.

Lên ý tưởng kinh doanh để giảm thiểu rủi ro cho người đầu tư

Khi đã có cái nhìn tổng quát về thị trường, bước tiếp theo là lên ý tưởng kinh doanh để giảm thiểu rủi ro cho người đầu tư. Hãy hình dung thật chi tiết sau khi mở quán cafe, bạn sẽ bán những loại đồ gì, theo phong cách takeaway hay ngồi lại, dành cho đối tượng nào, v…v… Hoặc nếu bạn yêu thích một thương hiệu cafe nào đó đang có mặt trên thị trường, bạn cũng có thể tính đến phương án mua nhượng quyền thương hiệu nhưng cần chú ý về các thủ tục và ngân sách.

Khi lên ý tưởng kinh doanh quán cafe bạn cũng cần chú ý đến xu hướng của thị trường. Nắm bắt được nhu cầu, xu hướng kinh doanh đồ uống thịnh hành của thị trường thì ý tưởng kinh doanh của bạn mới có tính ứng dụng và không bị lỗi thời. Ví dụ như hình thức kinh doanh cafe độc lạ sẽ vẫn tồn tại nhưng không còn là xu hướng như các năm trước thì bạn cần hướng đến các hình thức khác như kinh doanh theo chuỗi. Với ưu điểm quy trình quản lý được chuẩn hóa, dễ nhân rộng thêm vào đó các tập khách hàng đã được phân hóa rõ ràng, chuỗi cafe sẽ đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu tạo nên xu hướng của thị trường.

Chú ý đến xu hướng của thị trường để không bị lỗi thời

Lên ý tưởng kinh doanh quán cafe phù hợp với 4 câu hỏi:

Bán cái gì? Bán cho đối tượng khách hàng là ai?

Định vị thương hiệu sản phẩm trên thị trường

Mô hình kinh doanh có gì khác biệt?

Mở mới hay sử dụng hình thức nhượng quyền thương hiệu

Bạn không thể mở một quán cafe và bán cho tất cả các đối tượng khách hàng. Do đó xác định được nhóm đối tượng mình hướng đến, tập trung tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh để trở thành người dẫn đầu. Khâu chuẩn bị ban đầu sẽ có những khó khăn nhất định vì bạn chưa rõ điều mình làm có được thị trường đón nhận.
Lựa chọn mô hình quán cafe hợp lý
Một số mô hình quán cafe cơ bản

Cà phê cóc vẫn là mô hình quen thuộc đối với người Việt

Một quán cafe không thể có nhiều mô hình và phục vụ chung tất cả các khách hàng, do đó khâu lựa chọn mô hình kinh doanh cũng vô cùng quan trọng? Bạn dự tính lựa chọn theo hình thức thanh toán trước hay sau? Bạn sẽ mở quán cafe của bạn theo concept cafe truyền thống, hiện đại, Acoustic hay cafe sách, cafe thú cưng?

Mở quán Cafe nhượng quyền hay tự kinh doanh

Hàng loạt các thương hiệu cà phê thành công với hình thức kinh doanh nhượng quyền

Đối với những bạn mở quán cafe theo mô hình cafe nhượng quyền, bạn bỏ ra một số tiền nhất định để kinh doanh dưới tên thương hiệu người khác đã xây dựng. Tất cả mọi thứ đều có sẵn từ mô hình kinh doanh, sản phẩm kinh doanh, v..v… Với hình thức này bạn sẽ không cần tốn công lên kế hoạch kinh doanh từ đầu, không cần thử nghiệm chất lượng sản phẩm.

Việc của bạn là ký kết và nhận sự hỗ trợ từ bên cho nhượng quyền để hoạt động kinh doanh. Có rất nhiều thương hiệu cafe nhượng quyền lớn của Việt Nam và trên thế giới để cho các bạn lựa chọn, các bạn có thể tham khảo bài viết: Chi phí nhượng quyền 10 thương hiệu cafe nổi tiếng Việt Nam 2020

Với hình thức tự kinh doanh, bạn sẽ được làm chủ với toàn quyền quyết định tất cả vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh quán cafe của mình bao gồm cả những sai lầm. Do đó, để kinh doanh tự chủ bạn cần có hiểu biết nhất định về công việc quản lý, kinh doanh, làm thương hiệu, Marketing. Bạn cần lên kế hoạch, có sự chuẩn bị, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các yếu tố cần đầu tư. Bạn cũng cần có một số vốn nhất định để chi trả những phát sinh ban đầu như: giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, tuyển dụng nhân viên, v.v…

Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm của riêng nó. Với tư cách là chủ cửa hàng, trước khi mở quán cafe, bạn nên phân tích, cân nhắc, xem xét thật kỹ lưỡng những yếu tố tự có của riêng mình bao gồm: vốn, kinh nghiệm, mục tiêu, v.v… để có thể lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Để có thể thành công bạn phải lên kế hoạch

Lập bảng dự trù chi phí tài chính giúp kế hoạch của bạn đi vào thực tế
Chi phí mặt bằng thường sẽ là chi phí lớn nhất
Chi phí xây dựng
Chi phí đầu tư cho trang bị thiết bị, dụng cụ
Vốn đầu tư cho nguyên vật liệu
Chi phí duy trì quán là một chi phí cố định
Chi phí marketing
Chi phí thuê nhân viên và đăng ký kinh doanh
Tìm địa điểm mở quán cafe

Một số nguyên tắc lựa chọn mặt bằng mở quán cafe

Diện tích quán
Chỗ để xe
Khách hàng mục tiêu
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu bạn sẽ phục vụ
Mật độ xe lưu thông
Giá thành
Thiết kế không gian quán cafe
Thiết kế, trang trí cho không gian quán cafe
Phong thủy của quán cafe là điều quan trọng
Tận dụng ánh sáng
Lựa chọn nội thất
Thiết kế lối đi, chỗ ngồi
Sử dụng đồ trang trí
Thiết bị pha chế

Chuẩn bị phần mềm quản lý bán hàng

Phần mềm quản lý quán cafe cũng tùy thuộc vào ngân sách, số vốn mà bạn có. Việc sử dụng phần mềm không chỉ giúp bạn tối đa hóa việc quản lý cửa hàng, tránh những rủi ro, thất thoát cũng như tạo sự tin cậy, uy tín từ khách hàng.

Tuy nhiên kinh doanh quán cafe là loại hình có nhiều những đặc thù như khâu quản lý nguyên liệu, quản lý định lượng kho, phân tích xây dựng giá bán. Nếu sử dụng một phần mềm bán lẻ để áp dụng bán hàng cho quán cafe sẽ không hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và sử dụng phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất như Abit POS là phần mềm dành riêng cho ngành F&B. 

Đến bây, bạn đã có thể dần hoàn thiện câu trả lời cho bài toán mở quán cafe cần chuẩn bị những gì. Phần quan trọng nhất để bắt đầu hoạt động kinh doanh chính là ở khâu tuyển dụng nhân viên. Thông thường, giá thuê nhân viên thường giao động từ 12-20 ngàn/1 giờ tùy vào vị trí và trình độ. 

Tuyển dụng nhân viên

Đương nhiên cũng tùy thuộc vào quy mô kinh doanh để bạn tuyển dụng nhân vên phù hợp. Ví dụ một quán cafe sẽ có những nhân viên cố định như quản lý, pha chế. Những nhân viên này bạn phải lựa chọn kỹ người có chuyên môn và độ tin tưởng cao để hỗ trợ bạn kinh doanh. Ngược lại những vị trí như nhân viên phục vụ, bảo vệ, v..v… bạn có thể tối ưu việc thuê nhân sự bằng cách thuê những học sinh sinh viên có nhu cầu làm thêm theo giờ. Đây là nhóm nhân sự bạn dễ dàng thuê được từ các trường Đại học.

Sau khi thuê được nhân viên quán cafe, tiếp theo là bạn cần đào tạo cách làm phục vụ quán cafe theo đúng quy chuẩn nhất định mà quán cafe đã đặt ra như: hình thức bán hàng, chào hỏi khách, thanh toán, xử lý vấn đề phát sinh, v.v…. Bạn hãy chú trọng vào quy trình đào tạo để nhân viên tránh mắc phải các sai lầm, ảnh hưởng đến hình ảnh của thương hiệu.

Chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục mở quán cafe

Nhiều người thiếu kinh nghiệm kinh doanh cafe không quan tâm nhiều đến yếu tố luật pháp. Cũng giống như bất kỳ các hình thức buôn bán khác, trước khi mở quán cafe, bạn đều cần một số giấy tờ chứng nhận nhất định. Tránh trường hợp sau này khi đang kinh doanh ổn định, lực lượng chính quyền có thể đến và kiểm tra bất cứ lúc nào. Trường hợp xấu nhất có thể bạn sẽ phải đóng cửa quán một thời gian và ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu.

Trước ngày khai trương chính thức khoảng 1 tuần, bạn nên chạy thử để xem quán vận hành đã ổn chưa, các đồ uống có vừa miệng khách hàng hay không. Đồng thời, bạn cũng nên có một số các chương trình marketing cho quán cafe để thu hút khách hàng trong ngày khai trương.

Chạy thử quán xem mọi thứ đã ổn chưa? Hiện các quán cafe có áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như giảm giá hóa đơn vào ngày sinh nhật, phát hành mã khuyến mãi E- voucher, v..v… tất cả những hình thức marketing này nhằm mục đích thu hút khách hàng. Tuy nhiên để hiểu khách hàng của mình mong muốn điều gì và tạo ra những chương trình marketing hiệu quả bạn cần khảo sát khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm bán hàng để quản lý hội viên, tạo ra những chương trình chăm sóc thu hút họ. 


Kinh doanh mở quán cafe nói riêng và ngành F&B nói chung sẽ có những khó khăn nhất định trong khâu vận hành. Nhất là khi bạn không đủ thời gian để theo sát từng hoạt động nhân viên. Khi đó việc bạn áp dụng công nghệ để hỗ trợ kinh doanh là điều cần thiết. Nếu bạn quan tâm đến vấn đề quản lý hệ thống và cách vận hành quán cafe như nào cho hiệu quả, hãy liên hệ đến Abit POS để được tư vấn MIỄN PHÍ

Xem thêm nhiều bài viết chia sẻ trong kinh doanh TẠI ĐÂY.

Nhận xét